Sinh học Rắn

Khi so sánh, bộ xương của rắn khác biệt rõ nét với bộ xương của phần lớn các loài bò sát khác (như rùa ở bên phải), được tạo thành gần như hoàn toàn như là một bộ khung xương sườn kéo dài.

Bộ xương

Bộ xương của phần lớn các loài rắn chỉ bao gồm sọ, xương móng, cột sống và các xương sườn, mặc dù các loài rắn thuộc nhánh Henophidia vẫn còn các vết tích của khung chậu và các chi sau. Sọ của rắn bao gồm một hộp sọ đặc và hoàn hảo, và nhiều xương khác chỉ gắn vào nó một cách lỏng lẻo, cụ thể là các xương hàm có độ linh động cao, tạo thuận lợi cho việc bắt giữ và nuốt các con mồi to lớn. Các bên trái và phải của hàm dưới chỉ được nối bằng một dây chằng dễ uốn vào các chóp trước, cho phép chúng tách rộng ra, trong khi các chóp sau của các xương hàm dưới nối khớp với xương vuông, tạo thêm tính cơ động. Các xương của hàm dưới và xương vuông cũng có thể thu nhận các rung động phát sinh từ mặt đất.[25] Do các bên của xương hàm có thể di chuyển độc lập với nhau nên khi rắn đặt các quai hàm của nó trên một bề mặt thì nó có thính giác lập thể nhạy cảm giúp nó có thể phát hiện vị trí của con mồi. Lộ trình quai hàm-xương vuông-xương bàn đạp có khả năng phát hiện các rung động ở cấp độ angstrom, mặc cho sự thiếu vắng tai ngoài và cơ chế xương nhỏ thính giác của khớp trở kháng được sử dụng ở các động vật có xương sống khác để thu nhận các rung động từ không trung.[26][27] Xương móng là một xương nhỏ nằm ở phía sau và trên mặt bụng của sọ, trong khu vực 'cổ', có tác dụng như một bộ phận gắn kết cho các cơ của lưỡi rắn, cũng giống như ở tất cả các động vật bốn chân khác.

Cột sống của rắn bao gồm khoảng 200 tới 400 (hoặc hơn) đốt sống. Các đốt sống đuôi là tương đối ít về số lượng (thường không quá 20% tổng số đốt sống) và không có xương sườn, trong khi các đốt sống phần thân đều có 2 xương sườn nối khớp với chúng. Các đốt sống đều có các phần lồi ra cho phép có sự kết nối với các cơ khỏe giúp cho việc di chuyển không cần tới chân. Sự tự đứt đuôi, một đặc trưng ở một số loài thằn lằn nói chung lại không có ở phần lớn các loài rắn.[28] Sự tự đứt đuôi ở rắn là hiếm thấy và là liên đốt sống, không giống như ở thằn lằn là cơ chế nội đốt sống—nghĩa là sự ngắt đuôi xảy ra dọc theo một mặt phẳng đứt gãy được xác định trước và có sẵn trên đốt sống.[29][30]

Ở một số loài rắn, đáng chú ý là các họ BoidaePythonidae, có các vết tích của các chi sau dưới dạng một cặp cựa khung chậu. Các phần thò ra nhỏ và giống như vuốt này ở mỗi bên của lỗ huyệt là phần bên ngoài của phần xương chi sau dạng vết tích, bao gồm các phần sót lại của xương chậuxương đùi.

Nội tạng

Tim rắn được bao bọc trong một túi, gọi là màng ngoài tim, nằm ở chỗ rẽ đôi của phế quản. Tuy nhiên tim rắn có thể di chuyển vòng quanh do không có cơ hoành. Sự điều chỉnh này bảo vệ tim khỏi bị tổn thương khi con mồi nuốt vào là to lớn và trượt dọc theo thực quản. Lá lách gắn với túi mậttụy, giúp lọc máu. Tuyến ức nằm trong mô mỡ phía trên tim, chịu trách nhiệm sản sinh các tế bào miễn dịch trong máu. Hệ tim mạch của rắn cũng là độc đáo ở chỗ có một hệ thống cổng thận, trong đó máu từ đuôi rắn di chuyển qua thận trước khi trở về tim.[31]

Phổi trái dạng vết tích thường là nhỏ hoặc không có, do cơ thể hình ống của rắn đòi hỏi mọi cơ quanphải dài và mỏng.[31] Ở phần lớn các loài rắn chỉ phổi phải là hoạt động. Phổi phải này bao gồm hai phần: phần trước có mạch máu dẫn tới, còn phần sau không có tác dụng trong trao đổi khí.[31] 'Phổi dạng túi' này được sử dụng cho các mục đích thủy tĩnh để điều chỉnh sức nổi ở một số loài rắn thủy sinh và chức năng của nó đối với các loài rắn sống trên cạn thì vẫn chưa rõ.[31] Nhiều cơ quan có cặp đôi, như thận hay cơ quan sinh dục, được sắp xếp xen kẽ trong cơ thể, với một bộ phận (‘trái’ hay ‘phải’) của cơ quan này nằm ngay phía trước bộ phận còn lại (‘phải’ hay ‘trái’) của chính cơ quan đó.[31] Rắn không có hạch bạch huyết.[31]

Kích thước

Rắn giun Barbados (Leptotyphlops carlae) trưởng thành, trên đồng xu ¼ đô la Mỹ.

Loài trăn đã tuyệt chủng Titanoboa cerrejonensis dài tới 12–15 m (39–49 ft). Trong khi đó, trong số loài rắn còn sinh tồn thì loài được coi là dài nhất là trăn gấm (Python reticulatus) với chiều dài lên tới khoảng 9 m (30 ft), còn loài được coi là nặng nhất là trăn anaconda xanh (Eunectes murinus) dài khoảng 7,5 m (25 ft)[32] và nặng tới 97,5 kg.[33]

Ngược lại, ở đầu kia của dải kích thước, loài rắn nhỏ nhất còn sinh tồn là rắn giun Barbados (Leptotyphlops carlae), với chiều dài chỉ khoảng 10 cm (4 inch).[34] Phần lớn các loài rắn là động vật tương đối nhỏ, dài khoảng 1 m (3 ft).[35]

Da

Vảy mắt thấy rõ trong lớp da lột của con trăn kim cương(Morelia spilota spilota).

Da rắn được che phủ trong một lớp vảy sừng. Trái với ý niệm phổ biến cho rằng da rắn nhớt, có lẽ là do sự nhầm lẫn rắn với giun, trên thực tế da rắn nhẵn nhụi và khô. Phần lớn các loài rắn sử dụng các vảy bụng chuyên biệt hóa để di chuyển, bám lấy các bề mặt. Các vảy trên cơ thể rắn có thể là nhẵn nhụi, có gờ hay dạng hạt. Các mí mắt của rắn là các vảy sừng trong suốt, giống như "đeo kính", và các vảy này luôn luôn đóng kín, vì thế mà có thành ngữ "Thao láo như mắt rắn ráo".

Sự lột bỏ lớp vảy ở rắn gọi là lột xác. Trong trường hợp lột da ở rắn thì nguyên lớp da ngoài cùng bị lột bỏ.[36] Các vảy của rắn không phải là rời rạc mà là sự mở rộng của lớp biểu bì—vì thế chúng không bị lột tách biệt mà như là một lớp ngoài cùng hoàn hảo trong mỗi lần lột xác, giống như việc người ta lột mặt trong của cái tất ra bên ngoài.[37]

Hình dáng và số lượng vảy trên đầu, lưng và bụng thường là đặc trưng và được sử dụng vào mục đích phân loại. Các vảy được đặt tên chủ yếu theo vị trí của chúng trên cơ thể. Trong nhóm rắn "bậc cao" (Caenophidia), các vảy bụng rộng bản và các hàng vảy lưng tương ứng với các đốt sống, cho phép các nhà khoa học có thể đếm số lượng đốt sống mà không cần phải mổ xẻ.

Mắt rắn được che phủ bằng vảy trong suốt chứ không phải mí mắt có thể chuyển động. Vì thế mắt rắn luôn luôn mở, còn để ngủ thì võng mạc có thể khép lại hoặc rắn giấu đầu vào phần thân đã cuộn tròn.

Lột xác

Da rắn sau khi lột xác còn lại trên cành cây

Sự lột xác (hay lột da) ở rắn phục vụ cho một loạt các chức năng. Trước hết,lớp da ngoài cũ kỹ và đã bị mòn được thay thế; thứ hai, nó giúp loại bỏ các động vật ký sinh như ve hay bét. Việc làm mới lớp da nhờ lột xác được cho là giúp đỡ cho quá trình phát triển ở một số động vật như côn trùng; tuy nhiên điều này có đúng như vậy hay không ở rắn thì vẫn là điều còn gây tranh cãi[37][38]

Sự lột da xảy ra theo chu kỳ trong suốt cuộc đời rắn. Trước khi lột, rắn ngừng ăn uống và thường di chuyển tới hay ẩn nấp tại nơi an toàn. Ngay trước khi lột, lớp da ngoài trở nên xỉn màu và khô và hai mắt thì mờ đục hay xám xỉn. Mặt trong của lớp da cũ hóa lỏng làm cho lớp da cũ tách ra khỏi lớp da mới nằm ngay dưới nó. Sau vài ngày thì mắt trong trở lại và con rắn "trườn" ra khỏi lớp da cũ của nó. Lớp da cũ đứt ở phần gần miệng và rắn lách ra ngoài, hỗ trợ quá trình lột bỏ bằng cách cọ xát vào các bề mặt thô nhám. Trong nhiều trường hợp thì lớp da cũ bị lột ngược dọc theo thân từ đàu tới đuôi thành một tấm, giống như sự lột tất ngược từ trong ra ngoài. Lớp da mới, lớn hơn và sáng màu hơn đã được hình thành ngay phía dưới.[37][39]

Những con rắn già chỉ lột da 1 tới 2 lần mỗi năm, nhưng những con rắn non còn đang lớn thì có thể lột da tới 4 lần mỗi năm. Lớp da bị loại bỏ giữ nguyên vẹn dấu vết của kiểu vảy, và thường thì có thể dùng nó để nhận dạng loài rắn đó nếu như lớp da bị loại bỏ này còn giữ được khá nguyên vẹn.[37] Sự lột da theo chu kỳ này là lý do chính để biến rắn thành một biểu tượng của điều trị bệnh tật và y học, như trong biểu tượng gậy Asclepius (xà trượng)[40]

Giác quan

Một con rắn đang cảm nhận sự vật thông qua cái lưỡi chẻ của nóThị lựcThị lực của các loài rắn nói chung không đồng nhất, dao động từ mức chỉ đủ phân biệt sáng tối cho tới mức có thị lực cao, nhưng xu hướng chung là thị lực của chúng mặc dù không thực sự sắc bén nhưng là đủ để cho phép chúng có thể theo dõi các chuyển động.[41] Nói chung, thị lực của rắn tốt nhất ở các loài sống trên cây và kém nhất ở các loài đào bới. Một vài loài rắn, như rắn roi châu Á (chi Ahaetulla), có thị giác hai mắt, với cả hai mắt có khả năng tập trung vào cùng một điểm. Phần lớn các loài rắn nhìn tập trung vào một chỗ nào đó bằng cách di chuyển thủy tinh thể tới và lui so với võng mạc, trong khi ở các nhóm động vật có màng ối khác thì thủy tinh thể bị giãn ra.MùiRắn sử dụng mùi để theo dõi con mồi của nó. Rắn ngửi mùi bằng cách dùng lưỡi chẻ của nó để thu thập các hạt có trong không trung, sau đó chuyển chúng cho cơ quan xương lá mía-mũi hay cơ quan Jacobson trong miệng để kiểm tra.[42] Cái lưỡi chẻ đôi giúp cho rắn đồng thời cảm nhận trực tiếp cả mùi lẫn vị.[42] Các loài rắn luôn luôn duy trì lưỡi ở trạng thái chuyển động, lấy mẫu các hạt từ không khí, đất và nước, phân tích các hóa chất tìm thấy và xác định sự hiện diện của con mồi hay kẻ săn mồi trong môi trường khu vực. Ở các loài rắn sống trong nước, như trăn anaconda (Eunectes), lưỡi hoạt động có hiệu quả ở dưới nước.[42]Nhạy cảm rung độngPhần cơ thể tiếp xúc trực tiếp với mặt đất của rắn rất nhạy với các rung động; vì thế rắn có thể cảm nhận thấy các con vật khác đang tới gần bằng cách phát hiện các rung động nhẹ nhất trong không khí hay trên mặt đất.[42]Nhạy cảm nhiệtCác loài rắn lục, trăn họ Pythonidae và một vài loài trăn họ Boidae có các thụ thể nhạy nhiệt trong các rãnh sâu nằm giữa lỗ mũi và mắt, mặc dù một vài loài có các hố môi nằm trên môi trên của chúng ngay phía dưới các lỗ mũi (phổ biến ở các loài trăn họ Pythonidae), cho phép chúng "nhìn thấy" nhiệt bức xạ của các con mồi là động vật có vú với máu nóng.[42]

Nọc

Xem thêm: Nọc rắn
Rắn sữa (Lampropeltis triangulum) vô hại thường bị nhầm thành rắn san hô, những loài rắn với nọc độc chết người.

Rắn hổ, rắn lục và các loài họ hàng gần của chúng sử dụng nọc để làm tê liệt hay giết chết con mồi. Nọc của chúng thực tế là nước bọt đã biến đổi, được tiết ra theo các răng nọc.[6]:243 Các răng nọc của các loài rắn có nọc độc 'bậc cao' như rắn lục hay rắn hổ là các răng rỗng để tiêm nọc hiệu quả hơn, trong khi răng nọc của các loài rắn với răng nọc ở phía sau như rắn cây châu Phi (Dispholidus typus) đơn giản chỉ là một khía rãnh trên rìa sau để nọc chảy vào vết thương. Nọc rắn là đặc trưng chủ yếu dành cho săn mồi—vai trò của nó trong phòng vệ chỉ là thứ cấp.[6]:243

Nọc, cũng giống như các loại dịch tiết dạng nước bọt khác, là chất tiền tiêu hóa để bắt đầu sự phân tách thức ăn thành các hợp chất hòa tan, hỗ trợ cho sự tiêu hóa. Ngay cả những cú cắn của rắn không có nọc độc (giống như của cú cắn của bất kỳ động vật nào) đều gây ra tổn thương mô.[6]:209

Một số loài chim, thú hay rắn (chẳng hạn như rắn vua (Lampropeltis)) nhất định với con mồi là những con rắn có nọc đều phát triển khả năng đề kháng hay thậm chí là miễn nhiễm với một số loại nọc độc nhất định.[6]:243 Các loài rắn có nọc nằm trong 3-4 họ rắn, nhưng chúng không và không thể hợp lại thành một nhóm phân loại chính thức nào để dùng trong phân loại học.

Thuật ngữ rắn độc đa phần là thiếu chính xác. Chất độc (hay độc tố) là những chất được hít hay nuốt vào, trong khi nọc được tiêm vào.[43] Tuy nhiên ở đây vẫn có 2 ngoại lệ: Rắn hoa cỏ (Rhabdophis) cô lập các chất độc từ những con cóc mà nó ăn, sau đó tiết các chất độc này từ các tuyến gáy để ngăn cản những kẻ săn mồi, và một quần thể nhỏ rắn garter (Thamnophis) ở Oregon duy trì đủ lượng độc tố trong gan của chúng từ cá cóc/sa giông (Pleurodelinae) mà chúng ăn vào để tự bản thân trở thành đủ độc đối với những kẻ săn mồi nhỏ bé tại khu vực này (như quạ hay cáo).[44]

Nọc rắn là các hỗn hợp phức tạp của các protein, và được lưu trữ trong các tuyến độc ở phía sau đầu.[44] Ở tất cả các loài rắn có nọc, các tuyến này đổ thông qua các ống dẫn vào các răng rỗng hay răng có khía ở hàm trên.[6]:243[43] Các protein này có thể là hỗn hợp của các độc tố thần kinh (tấn công hệ thần kinh), độc tố hoại máu (tấn công hệ tuần hoàn), độc tố tế bào, bungarotoxin (độc tố cạp nia) và nhiều loại độc tố khác có tác động tới cơ thể theo cách thức khác nhau.[43] Gần như tất cả các loại nọc rắn đều chứa hyaluronidaza, một enzym đảm bảo sự khuếch tán nhanh của nọc.[6]:243

Các loại rắn có nọc sử dụng độc tố hoại máu (hemotoxin) thường có các răng nọc ở phía trước miệng chúng, giúp chúng dễ dàng hơn trong việc tiêm nọc vào nạn nhân của chúng.[43] Một số loài rắn sử dụng độc tố thần kinh (neurotoxin), như rắn rào cây (Boiga dendrophila) có các răng nọc ở phía sau miệng chúng với các răng này uốn cong ngược về phía sau.[45] Điều này gây khó khăn cho cả con rắn trong việc sử dụng nọc của nó lẫn cho các nhà khoa học trong việc lấy nọc rắn.[43] Tuy nhiên, các loài rắn hổ, như rắn hổ mang hay cạp nia lại là xẻ khía trước— ở hàm trên của chúng có răng nọc rỗng trỏ xuống phía dưới nhưng không thể dựng đứng lên để hướng về phía trước miệng của chúng, và không thể "đâm" như rắn lục/rắn vipe. Chúng phải thực sự cắn nạn nhân.[6]:242

Gần đây người ta đề xuất cho rằng tất cả các loài rắn đều có thể là rắn có nọc ở một mức độ nào đó, với các loài rắn vô hại có nọc yếu và không có răng nọc.[46] Phần lớn các loài rắn hiện tại được gán nhãn "không độc" có thể vẫn được coi là vô hại theo thuyết này, do chúng hoặc là không có phương thức truyền nọc hoặc là không đủ khả năng truyền một lượng nọc đủ để gây nguy hiểm cho con người. Thuyết này đưa ra định đề rằng rắn có thể đã tiến hóa từ một tổ tiên chung là động vật dạng thằn lằn có nọc—và rằng các loài thằn lằn có nọc như thằn lằn độc Gila (Heloderma suspectum), thằn lằn độc Mexico (Heloderma horridum), kỳ đà (Varanidae), cũng như thương long đã tuyệt chủng cũng có thể đã chuyển hóa. Chúng chia sẻ cùng một nhánh có nọc này với nhiều loài bò sát hai cung khác trong nhánh Sauria.

Các loài rắn có nọc độc về cơ bản được phân loại trong 2 họ:

Họ thứ ba chứa một số loài rắn răng nọc sau:

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rắn http://etext.library.adelaide.edu.au/b/bulfinch/th... http://www.ctv.ca/servlet/ArticleNews/story/CTVNew... http://www.aucklandmuseum.com/349/natural-history-... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/550283 http://www.cn939.com/tcm-article-read-4694.html http://enature.com/fieldguides/view_default.asp?cu... http://www.fabuloustravel.com/gourmet/travel/cobra... http://books.google.com/books?id=BumyQJ14n8sC&pg=P... http://timesofindia.indiatimes.com/articleshow/180... http://www.kingsnake.com/westindian/metazoa12.html